Khoa PR - Hoachdinhchienluoc - Buoi 6 Cut

  • Uploaded by: Minh Minh
  • Size: 2.3 MB
  • Type: PDF
  • Words: 2,709
  • Pages: 53
Report this file Bookmark

* The preview only shows a few pages of manuals at random. You can get the complete content by filling out the form below.

The preview is currently being created... Please pause for a moment!

Description

Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là nghệ thuật tạo ra các chiến lược kinh doanh cụ thể, thực hiện chúng và đánh giá kết quả của việc thực hiện kế hoạch, liên quan đến các mục tiêu hoặc mong muốn dài hạn tổng thể của công ty.  Hoạch định chiến lược tập trung vào việc tích hợp các bộ phận khác nhau (chẳng hạn như kế toán và tài chính, tiếp thị và nguồn nhân lực) trong một công ty để hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình.  Thuật ngữ hoạch định chiến lược về cơ bản đồng nghĩa với quản lý chiến lược. ( Theo CFI )

Xây dựng chiến lược Đánh giá tình hình bên trong và bên ngoài của tổ chức nhằm mục đích xác định điểm mạnh và điểm yếu cũng như các cơ hội và mối đe dọa  quyết định nên tập trung hoặc từ bỏ thị trường nào hay kế hoạch nào  cách phân bổ tốt nhất các nguồn lực của công ty  có nên mở rộng hoạt động thông qua liên doanh hoặc sáp nhập hay không.

Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược giúp các doanh nghiệp chuẩn bị một cách chủ động và giải quyết các vấn đề với tầm nhìn dài hạn hơn. Chúng cho phép một công ty tạo ra ảnh hưởng thay vì chỉ phản ứng với các tình huống.

4 bước quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp 1. Xác đinh sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp 2. Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài 3. Thiết lập các mục tiêu, nhiệm vụ chung 4. Xây dựng và chọn lọc các chiến lược 5. Phân bổ nguồn nhân lực để tạo mục tiêu và triển khai thực hiện

Corporate Strategy (Chiến Lược Tập Đoàn) Business Strategy (Chiến Lược Kinh Doanh) Functional / Operational Strategy (Chiến Lược Vận Hành).

Mục tiêu của quảng cáo: Để thông báo, thuyết phục hoặc nhắc nhở khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân. Mục tiêu của PR: Tạo dựng, duy trì và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, nâng cao uy tín và thể hiện một hình ảnh tích cực. Mục tiêu của Marketing: Việc xây dựng hình ảnh đẹp của PR hay tăng tính nhận diện thương hiệu của Quảng cáo cũng chỉ để phục vụ cho mục tiêu tối thượng của Marketing: Giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thu về các giá trị lợi ích.

Kế hoạch cưa crush - Chiến lược cưa crush

Kế hoạch ra mắt sp - chiến lược ra mắt sp

Hoạch định chiến lược PR ? Một chiến lược là một bản thảo, khung, thiết kế hay ý tưởng dùng để đạt một mục tiêu nhất định. Một chiến lược thường rất linh hoạt, mở và có nhiều lựa chọn và có thể thay đổi khi cần thiết.

Hoạch định chiến lược PR (tiếng Anh: Strategic planning for Public Relations) là một tiến trình mà trong đó trình bày những mục tiêu truyền thông mà công ty muốn đạt được; cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu; lộ trình và các bước triển khai.

Tầm quan trọng của chiến lược Quan hệ công chúng (PR): Nhiều doanh nghiệp sử dụng chiến lược quan hệ công chúng để đạt được các mục tiêu truyền thông và mục tiêu kinh doanh của họ. Một số chiến thuật bao gồm: - Tăng lòng trung thành của khách hàng - Tạo và duy trì danh tiếng tốt hơn - Xây dựng niềm tin của nhà đầu tư và cổ đông - Củng cố và hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị - Nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và củng cố thương hiệu của bạn

Chiến lược tái định vị hệ giá trị 60 năm, cộng với hình ảnh tươi mới, tiếp cận phụ nữ hiện đại hơn, đưa các sản phẩm của mình tiếp cận xu hướng tương lai  Tăng doanh số.

Các bước hoạch định chiến lược PR Bước 1: Phân tích tình hình Bước 2: Xác định mục tiêu Bước 3: Tìm hiểu công chúng Bước 4: Xác định thông điệp  Bước 5: Thiết kế chiến lược và chiến thuật Bước 6: Xác định khung thời gian và cân nhắc nguồn lực Bước 7: Đánh giá và đo lường chiến lược PR Kết luận

Các yếu tố cấu thành chiến lược PR tốt

1. Phân tích tình hình

Phân tích SWOT: Để đảm bảo rằng chiến lược của bạn phù hợp với bạn. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Để hiểu môi trường kinh doanh hiện tại của bạn. Phân tích PEST: Để đảm bảo các xu thế đang đứng về phía bạn.

 nắm bắt và hiểu rõ được tình hình hiện tại để có thể tạo nên một chiến lược PR hiệu quả, đáng tin cậy và đáp ứng được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.

MÔ HÌNH PEST

Bước 1: Xem xét các yếu tố tác động

Bước 2: Tìm kiếm các cơ hội  Sau khi đã xác định được những yếu tố đang thay đổi, bạn cần nhìn vào từng thay đổi này và xem xét có cơ hội nào có thể mở ra giúp bạn phát triển sản phẩm mới, mở ra thị trường mới hoặc giúp bạn thực hiện các quy trình bán hàng hiệu quả hơn.

Bước 3: Tìm kiếm các mối đe dọa tiềm ẩn Khi những tình huống thay đổi, bạn nên xem xét nó có thể làm suy yếu hoạt động kinh doanh của bạn ở điểm nào. Nếu phát hiện sớm những điều này, bạn có thể tránh hoặc giảm thiểu được các tác động không đáng có. Ví dụ: Nếu dân số của thị trường chính đang suy giảm thì bạn có thể mở rộng quy mô phát triển ở các khu vực khác được hay không?

Bước 3: Tìm kiếm các mối đe dọa tiềm ẩn Khi những tình huống thay đổi, bạn nên xem xét nó có thể làm suy yếu hoạt động kinh doanh của bạn ở điểm nào. Nếu phát hiện sớm những điều này, bạn có thể tránh hoặc giảm thiểu được các tác động không đáng có. Ví dụ: Nếu dân số của thị trường chính đang suy giảm thì bạn có thể mở rộng quy mô phát triển ở các khu vực khác được hay không?

Bước 4: Hành động Sau khi đã xác định được các cơ hội lớn, bạn hãy đưa ra các hành động và chiến lược cụ thể sẽ thực hiện để khai thác tối đa các cơ hội trong kinh doanh.  Và khi đã xác định chính xác các rủi ro sẽ xảy ra, hãy lên chiến lược phù hợp để quản lý và loại bỏ chúng ra khỏi quá trình kinh doanh của bạn.

MÔ HÌNH PEST VINAMILK

Yếu tố Chính trị (P): – Trong những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tối đa số ca mắc và lây lan trong cộng đồng. Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị cho bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. – Cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã tích cực vào cuộc, coi “chống dịch như chống giặc”, với chủ trương “minh bạch, công khai, không giấu dịch”, mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau. – Chính phủ có các phương án đảm bảo lương thực, thiết bị y tế cần thiết cho người dân, có biện pháp chống tăng giá, có các chính sách hỗ trợ cho những người thất nghiệp, người nghèo, các gói hỗ trợ doanh nghiệp… trong đại dịch Covid-19. – Chi phí cách li, điều trị đều do nhà nước chi trả trong thời điểm đầu chống dịch.

Yếu tố Kinh tế (E): – Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng đáng kể do đại dịch Covid.  -Ngành giao thông vận tải bị ảnh hưởng nặng nề do Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đóng cửa biên giới, các cảng, sân bay, gây khó khăn cho việc xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. – Giá nguyên vật liệu gia tăng. – Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Yếu tố Xã hội (S): – Xã hội ổn định, không xảy ra quá hoang mang, lo lắng, xáo trộn. Người dân tin tưởng cao vào Chính phủ, Đảng và Nhà nước và đại bộ phận tích cực ủng hộ, phối hợp phòng chống dịch bệnh. – Các khu dân cư có dịch bị phong tỏa, trường học đóng cửa, các hoạt động tụ tập đông người bị hoãn lại. – Người dân được yêu cầu cách xã hội, chuyển sang làm việc online tại nhà. Đồng thời, theo dõi tin tức, giải trí trên các trang mạng xã hội, báo chí điện tử… nhiều hơn. – Người tiêu dùng có xu hướng mua hàng online nhiều hơn.

Yếu tố Xã hội (S): – Xã hội ổn định, không xảy ra quá hoang mang, lo lắng, xáo trộn. Người dân tin tưởng cao vào Chính phủ, Đảng và Nhà nước và đại bộ phận tích cực ủng hộ, phối hợp phòng chống dịch bệnh. – Các khu dân cư có dịch bị phong tỏa, trường học đóng cửa, các hoạt động tụ tập đông người bị hoãn lại. – Người dân được yêu cầu cách xã hội, chuyển sang làm việc online tại nhà. Đồng thời, theo dõi tin tức, giải trí trên các trang mạng xã hội, báo chí điện tử… nhiều hơn. – Người tiêu dùng có xu hướng mua hàng online nhiều hơn.

Yếu tố Công nghệ (T): – Chính phủ, Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan đẩy mạnh việc phối hợp cùng với các tổ chức, doanh nghiệp lớn để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển các thiết bị y tế và vacxin.

Mô hình SWOT

Các yếu tố bên trong Văn hóa công ty Hình ảnh công ty Hiệu quả hoạt động Năng lực hoạt động Nhận biết thương hiệu Thị phần Nguồn tài chính Nhân viên quan trọng Cơ cấu tổ chức

Điểm mạnh Xem xét điểm mạnh từ góc độ nội bộ và người tiêu dùng - Công ty của bạn có những lợi thế gì? - Những tài nguyên độc đáo nào mà bạn có mà những người khác không có? - Đề xuất Bán hàng Độc nhất của công ty bạn là gì? - Công ty của bạn có nhận thức tích cực nào của người tiêu dùng? - Bạn có nguồn chi phí thấp nào mà những người khác không có?

Điểm yếu Xem xét điểm yếu từ góc độ nội bộ và người tiêu dùng - Điều gì công ty của bạn không làm tốt? - Những điểm yếu nào mà người tiêu dùng nhìn thấy ở công ty của bạn? - Những yếu tố nào góp phần làm cho hình ảnh thương hiệu yếu hơn?

Yếu tố bên ngoài - Những thay đổi về xã hội - Khách hàng - Đối thủ cạnh tranh - Môi trường kinh tế - Quy định của chính phủ - Các nhà cung cấp - Đối tác - Xu hướng thị trường

Cơ hội - Những cơ hội tốt nào có sẵn trên thị trường? - Một số xu hướng mà công ty của bạn có thể tận dụng là gì? - Có bất kỳ thay đổi nào về công nghệ hoặc thị trường mà công ty của bạn có thể tận dụng không? - Có bất kỳ thay đổi nào trong lối sống, mô hình xã hội, v.v. mà công ty của bạn có thể tận dụng không?

Thách thức - Xem xét các mối đe dọa từ góc độ bên ngoài. - Những trở ngại nào mà công ty của bạn gặp phải? - Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì tốt hơn bạn? - Sự thay đổi trong công nghệ có đang đe dọa vị thế của công ty bạn không? - Điểm yếu của bạn khiến bạn có nguy cơ gặp phải những mối đe dọa nào? - Những thay đổi trong lối sống, khuôn mẫu xã hội, v.v., có gây ra mối đe dọa cho công ty của bạn không?

Chiến lược rút ra từ ma trận Phát triển điểm mạnh: SO ( Strengths - Opportunities) Chuyển hóa rủi ro ST (Strengths - Threats) Tận dụng cơ hội WO (Weaknesses - Opportunities) Loại bỏ các mối đe dọa WT (Weaknesses - Threats)

MÔ HÌNH SWOT VINAMILK

Điểm mạnh (S): – Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Được coi là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam. – Trong quý 1 năm 2020, doanh thu của Vinamilk đạt 14.153 tỉ đồng, vẫn tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ 2019, cung cấp việc làm ổn định cho khoảng 6000 lao động và hơn 8500 lao động gián tiếp trên khắp các tỉnh thành.

Điểm yếu (W): – Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản. Đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu nên chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên.

Cơ hội (O): – Hỗ trợ cộng đồng  là mảng hoạt động mà Vinamilk đã có kinh nghiệm thực hiện trong một giai đoạn dài và có tiềm lực mạnh. – Các sản phẩm của Vinamilk cũng góp phần hướng tới chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em, người yếu thế, đặc biệt trong hoàn cảnh đại dịch như thế này.

Thách thức (T) – Số lượng lao động, nhân sự lớn, khiến công ty vừa phải đảm bảo nền tảng công nghệ để hỗ trợ hiệu quả cho làm việc và quản trị từ xa, đồng thời phải thực thi các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người lao động nhằm ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai mô hình PEST và SWOT bổ trợ cho nhau, giúp tổ chức, doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về môi trường kinh doanh. Từ đó, đưa ra được những đánh giá về tình hình để trả lời cho câu hỏi “Những vấn đề đặt ra cho hoạt động PR là gì?”

Xác định Mục đích, Mục tiêu

Mục đích

- Bảo vệ hình ảnh thương hiệu của bạn - Quản lý danh tiếng - Tuyển dụng nhân tài trong ngành - Thu hút cơ hội đầu tư - Tăng nhận thức về thương hiệu

Mục đích Ba cấp độ mục đích của chiến lược PR mà tổ chức, doanh nghiệp cần hướng tới đó chính là: - Nâng cao hoặc thay đổi nhận thức của công chúng về một vấn đề. - Xây dựng thái độ và ý kiến của công chúng. - Nỗ lực thúc đẩy hành vi.

Mục đích

Trong chiến lược PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid19”, mục đích của chiến lược là quảng bá hình ảnh tập đoàn, củng cố hình ảnh thương hiệu và xây dựng một cái nhìn thân thiện về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trong lòng người tiêu dùng, cũng góp công sức vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh của quốc gia.

Mục tiêu

Mục tiêu thông tin ( Information ): Thông tin và tạo sự nhận biết của công chúng về một vấn đề, sự kiện hoặc hoạt động nào đó. Mục tiêu động cơ ( Motivation ): Sự thay đổi nhận thức, thái độ hay hành vi của công chúng.

Mục tiêu

Mục tiêu

Similar documents

certificate (6)

Madhu Raksha - 600.8 KB

001_Curs 6

Bugetuh Bcrjjcf - 538.2 KB

MODUL 6

jeky lani - 138.1 KB

PR Modul Tutorial 6_K02A_Kelompok 11

Jessica Primauly - 1.6 MB

TAREA 6

Mayra Saigua - 392.7 KB

Carta 6

Luiz Amaral - 331.3 KB

Curs 6

Bugetuh Bcrjjcf - 6.4 MB

Materi 6

talitha - 159.7 KB

tarea 6

María José Paiz - 978.4 KB

Tarea 6

Cristhian Taboada - 404.2 KB

tarea 6

Shachelyne Bonetti Lopez - 64.9 KB

© 2024 VDOCS.RO. Our members: VDOCS.TIPS [GLOBAL] | VDOCS.CZ [CZ] | VDOCS.MX [ES] | VDOCS.PL [PL] | VDOCS.RO [RO]